Trong thùng máy PC bao gồm những bộ phận nào?

Bạn đang nghiên cứu, tìm hiểu về một bộ PC phù hợp với như cầu của mình nhưng bạn không phải là một người hiểu biết sâu về máy tính. Bạn không biết một bộ máy tính bàn cần những bộ phận nào và lắp ráp ra sao. Giờ đây, điều đó không còn là trở ngại của bạn nữa, vì Modun Computer sẽ mách cho bạn về các bộ phần cần có của một bộ PC.

Nếu bạn đang tìm một trung tâm uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ để tìm kiếm một bộ phận PC mà bạn cần và lắp ráp chúng, bạn chỉ cần cho Modun Computer biết, chúng tôi sẽ giúp bạn. Modun Computer là công ty chuyên về sửa máy tính, lắp ráp các loại PC uy tín, giá rẻ hàng đầu tp Hồ Chí Minh. Những thiết bị, linh kiện máy tính của chúng tôi chỉ dùng để phục vụ cho bạn. Không cần đắn đo hay mất nhiều thời gian để tìm kiếm từng bộ phận của máy tính. Bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu, chúng tôi sẽ tìm giúp bạn, tư vấn từ A đến Z tất cả tính năng của thiết bị một cách tận tình, chu đáo nhất.

Những bộ phận bắt buộc 

Bề ngoài, một bộ PC có rất nhiều bộ phận liên kết với nhau, trông khá là phức tạp. Tuy nhiên, nó chỉ cần 5 bộ phận chính sau đây là có thể hoạt động bình thường:

CPU 

CPU là viết tắt của cụm từ Central Processing Unit (đơn vị xử lý trung tâm ),là bộ xử lý trung tâm của máy tính. Nó được xem như là “bộ não” của máy tính, là một bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống trung tâm xử lý của PC. Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất bộ phận này, nhưng phần lớn những chuyên gia kỹ thuật thường chuộng CPU của hai hãng Intel và AMD.

 

Mainboard

Mainboard, hay còn gọi là bo mạch chủ (Motherboard) là một thành phần quan trọng trong máy tính, nơi mà tất cả các thành phần khác của hệ thống kết nối và tương tác với nhau. Nó là nền tảng để người dùng lắp các linh kiện khác lên (như CPU, RAM, card đồ họa, ổ cứng,…) và chịu trách nhiệm điều hành các linh kiện này để phục vụ người dùng.

Nguồn

Nguồn (Power Supply Unit – PSU) là một thiết bị chịu trách nhiệm cung cấp nguồn điện cho tất cả các linh kiện khác trong hệ thống. Được cấu tạo với hàng loạt sợi cáp dẫn tới các linh kiện khác nhau trên máy như ổ cứng, mainboard, card đồ họa,… Đây là thiết bị rất quan trọng bởi nếu nguồn không đủ công suất thì máy sẽ chập chờn hoặc thậm chí là hỏng hóc, cháy nổ.

RAM

RAM, hay Random Access Memory (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên), là một loại bộ nhớ trong máy tính được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời và cung cấp nhanh chóng cho CPU truy cập dữ liệu mà nó cần để thực hiện các tác vụ, được gắn lên các khe RAM trên mainboard. Để tối ưu tốc độ RAM, người ta thường lắp 2 thanh vào khe 1-3 hoặc 2-4 nhằm kích hoạt chế độ kênh đôi. Không có sự bó buộc về dung lượng RAM, người dùng có thể thoải mái lắp nhiều hay ít tùy túi tiền và nhu cầu.

 

Ổ cứng

Ổ cứng (Hard Drive) là một thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính như phần mềm, hình ảnh, phim, âm nhạc,…Đồng thời, nó cũng chứa cả hệ điều hành, giúp cho máy tính biết phải làm gì và làm như thế nào. Hiện tại có hai dạng là ổ HDD và ổ SSD, với ưu và nhược điểm riêng. Ngay cả những máy tính “không có ổ cứng” ngoài tiệm net thật ra cũng phụ thuộc vào một ổ cứng mạng mới chạy được, cho nên nói đây là một bộ phận không thể thiếu của máy tính.

 

Những bộ phận không bắt buộc 

Nói là bộ phận không bắt buộc vì nếu không có chúng, máy tính vẫn có thể hoạt động được. Việc có lắp ráp thêm vào PC những linh kiện này hay không sẽ phục thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng máy tính của bạn. Ví dụ, công việc của bạn chuyên về lĩnh vực hình ảnh, thiết kế thì card đồ họa là một thứ không thể thiếu.

Thùng máy

Thùng máy (hay case máy tính) là bộ phận vỏ bọc chứa tất cả các linh kiện bên trong máy tính và cũng có chức năng bảo vệ chúng khỏi bụi bẩn và các yếu tố môi trường khác. Vì vậy mặc dùng được xếp vào mục không bắt buộc nhưng nó lại là một bộ phận nên có để bảo vệ những linh kiện khác của máy tính bàn. Có một vài chuẩn thùng máy khác nhau, chủ yếu là về kích thước. Bạn nên ước lượng trước tổng kích của các bộ phận cần lắp ráp để có thể chọn một thùng máy phù hợp với mình.

Card âm thanh

Card âm thanh, còn được gọi là Sound Card, là một thành phần máy tính chịu trách nhiệm xử lý và tái tạo âm thanh. Trong nhiều trường hợp, bo mạch chủ tích hợp sẵn card âm thanh. Tuy nhiên, nếu bạn là một người có công việc liên quan đến âm thanh hoặc yêu thích âm thanh cao cấp có thể cân nhắc sử dụng card âm thanh riêng lẻ.

Card đồ họa

Card đồ họa (Graphics Card hoặc GPU – Graphics Processing Unit) là một trong những bộ phận của máy tính để bàn nhưng không nhất thiết phải có, chịu trách nhiệm xử lý và hiển thị đồ họa trên màn hình. Nhiều hãng sản xuất bo mạch chủ tích hợp sẵn chip xử lý đồ họa, và không ít CPU cũng có sẵn một con chip như vậy. Các con chip này tất nhiên là không thể so sánh được với các card đồ họa rời tầm trung trở lên nhưng hoàn toàn đủ nếu bạn chỉ xem phim, nghe nhạc. Vì vậy, nếu chơi game nặng hay cần làm việc với đồ họa, bạn mới thực sự cần linh kiện này.

Webcam

Để giao tiếp với người khác và chia sẻ hình ảnh của mình, bạn cần webcam – một camera nhỏ, chất lượng vừa đủ thường được gắn trước mặt người sử dụng. Tuy nhiên ngày nay các ứng dụng gọi điện thoại trên di động đã quá phổ biến nên webcam không còn cần thiết nữa.

Micro

Nếu muốn nói chuyện với người khác thông qua máy tính, bạn cần một thiết bị thu nhận âm thanh và đó chính là micro. Nếu không có nhu cầu này thì tất nhiên là bạn không cần micro rồi. Các bộ headset có tích hợp sẵn micro nên rất ít khi bạn cần mua riêng. Thường chỉ có các streamer mới thực sự cần micro.

Tản nhiệt nước

Các linh kiện tỏa nhiều nhiệt trên máy tính (CPU, card đồ họa) thường có sẵn tản nhiệt, nhưng người dùng muốn máy chạy mát hơn sẽ lắp thêm tản nhiệt bằng chất lỏng. Chúng thường được gọi chung là tản nhiệt nước, nhưng không dùng nước mà dùng các loại dung dịch không dẫn điện, có khả năng truyền nhiệt tốt.

Loa, headphone, headset

Đây là các thiết bị phát ra âm thanh để giúp trải nghiệm của bạn với dàn máy tính của mình được thú vị hơn. Nhiều màn hình ngày nay có sẵn loa nên không phải lúc nào bạn cũng cần phải mua các bộ phận này.