422 Nguyễn Thái Sơn, P5,
Gò Vấp, Tp.HCM
Hướng dẫn vệ sinh quạt tản nhiệt laptop
Quạt laptop là một phần cần thiết của laptop để giữ máy tính mát khi hoạt động. Trong laptop, các bộ phận như bộ xử lý CPU, card đồ họa và ổ cứng có thể phát ra nhiệt độ cao khi hoạt động, và quạt laptop được sử dụng để hút không khí từ môi trường xung quanh và thổi vào bên trong máy tính để làm mát các bộ phận này. Điều này giúp ngăn chặn việc máy tính quá nhiệt độ, giữ cho nó hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của các thành phần bên trong.
Hơn nữa, nếu bộ xử lý CPU và card đồ họa hoạt động liên tục ở nhiệt độ cao, điều này có thể làm giảm tuổi thọ và gây hỏng hóc nhanh chóng. Vì vậy, cần thực hiện vệ sinh quạt laptop và hệ thống tản nhiệt ít nhất 6 tháng một lần để ngăn ngừa các vấn đề này.
1. Kiểm tra bảo hành trước khi vệ sinh quạt tản nhiệt laptop
Một lưu ý rất quan trọng trước khi tháo máy đó là hãy kiểm tra xem laptop của bạn có còn bảo hành hay không nhé. Nếu máy tính của bạn vẫn đang còn trong thời gian bảo hành, bạn nên mang đến nhà bảo hành để nhờ họ vệ sinh quạt hoặc bạn có thể đợi cho đến khi bảo hành kết thúc để tiếng hành vệ sinh máy.
2. Hai cách vệ sinh quạt tản nhiệt của laptop
Cách 1 – vệ sinh quạt laptop bằng khí nén
Bước 1: Tắt nguồn và rút dây cắm của máy tính. Đây là thao tác an toàn mà bạn buộc phải thức hiện đầu tiên khi tiến hành tháo laptop.
Bước 2: Sử dụng tua vít để mở bảng điều khiển ở phía dưới. Hãy nhớ quan sát xem có tem bảo hành hay không để tránh trường hợp bị mất bảo hành.
Bước 3: Sau đó, hãy sử dụng bình khí nén để làm sạch các cánh quạt và cửa hút gió nằm bên trong hệ thống làm mát. Nên xịt bình khí nén một cách nhẹ nhàng để tráng xảy ra sự cố hư hỏ cánh quạt.
Bước 4: Sau khi hoàn thành, gắn lại bảng điều khiển bằng tua vít và mở laptop lên để test lại máy nhé.
Cách 2 – vệ sinh quạt laptop bằng tăm bông
Bước 1: Tắt máy và ngắt nguồn điện của laptop.
Bước 2: Mở bảng điều khiển ở phía dưới của máy tính.
Bước 3: Vệ sinh nhẹ nhàng từng cánh quạt và các khe hút gió bằng tăm bông.
Bước 4: Lắp và đóng vỏ máy tính lại. Cuối cùng, bạn đừng quên hãy mở laptop lên để kiểm tra lại nhé.
Chúc các bạn thành công!