422 Nguyễn Thái Sơn, P5,
Gò Vấp, Tp.HCM
Cách làm giảm nhiệt độ CPU đơn giản và hiệu quả
CPU (Central Processing Unit) – Bộ xử lý trung tâm là bộ phận cốt lõi với vai trò xử lý các tín hiệu và giúp hoạt động điện toán trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, CPU lại là bộ phận dễ bị nóng lên do phải hoạt động liên tục.
Việc CPU bị nóng có thể gây ra nhiều hệ lụy cho máy tính như:
Θ Máy tính hoạt động chậm chạp: Khi CPU nóng lên, nó sẽ giảm tốc độ hoạt động để đảm bảo nhiệt độ giảm xuống mức trung bình, tránh tình trạng hư hỏng. Và hiển nhiên, tốc độ xử lý thông tin của CPU giảm thì máy tính của bạn hoạt động chậm đi và bị đơ, lag.
Θ Máy tính bị treo hoặc khởi động lại đột ngột: Nếu nhiệt độ của CPU tăng quá cao, nó có thể bị tắt tự động để tránh bị hư hỏng, cháy nổ. Điều này khiến máy tính của bạn bị treo hoặc khởi động lại đột ngột.
Θ Màn hình xanh chết chóc: Trong trường hợp nghiêm trọng, CPU quá nóng có thể khiến máy tính của bạn xuất hiện màn hình xanh chết chóc và không thể hoạt động.
Θ Hư hỏng CPU: Khi CPU bị nóng vượt ngưỡng mức cho phép sẽ khiến tuổi thọ CPU bị giảm, thậm chí có thể bị hư hỏng nặng.
Tại sao CPU bị nóng?
CPU là một trong những tác nhân khiến cho máy tính để bàn, laptop nóng lên. Trong lúc bạn đang sử dụng máy tính, CPU sẽ liên tục tiếp nhận và chuyển hóa thông tin từ đó sẽ sinh ra một lượng lớn nhiệt năng. Để giảm thiểu nguy cơ hư hỏng do nhiệt độ vượt ngưỡng, CPU sẽ giải phóng lượng nhiệt này ra ngoài và làm cho máy tính nóng lên.
Vậy, những nguyên nhân làm cho nhiệt độ CPU tăng nhanh? Đó là do:
◊ Chạy nhiều tác vụ nặng: Khi bạn sử dụng máy tính để chơi game nặng, dựng video hoặc đồ họa, hay chạy nhiều chương trình cùng lúc, CPU sẽ phải hoạt động với công suất cao và dẫn đến nhiệt độ tăng lên.
◊ Quá tải CPU: Nếu bạn có quá nhiều chương trình khởi động tự động, ứng dụng chạy ngầm hoặc sử dụng phần mềm độc hại, CPU có thể bị quá tải và dẫn đến nóng lên.
◊ Hệ thống tản nhiệt không hiệu quả: Hệ thống tản nhiệt bao gồm quạt CPU, tản nhiệt CPU và keo tản nhiệt. Nếu bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống này gặp vấn đề, tốc độ tản nhiệt của CPU sẽ bị giảm xuống, làm cho nhiệt độ tăng nhanh.
◊ Bụi bẩn: Qua thời gian sử dụng, các bộ phận của máy tính (đặt biệt là quạt tản nhiệt) sẽ tích tụ rất nhiều bụi bẩn. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng lưu thông khí và khiến CPU nóng lên.
◊ Keo tản nhiệt bị khô: Chức năng của keo tản nhiệt là giúp truyền nhiệt từ CPU sang tản nhiệt, từ đó lượn nhiệt năng trên CPU cũng được giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo thời gian, keo tản nhiệt có thể bị khô và mất đi khả năng dẫn nhiệt, khiến CPU nóng lên.
◊ Vấn đề về nguồn điện: Nếu nguồn điện cung cấp cho máy tính không ổn định, CPU có thể không nhận đủ năng lượng để hoạt động bình thường, làm cho nhiệt độ tăng cao hơn.
◊ Vị trí đặt máy tính: Trên laptop thường sẽ được thiết kế thêm những lỗ để thoát nhiệt. Nếu bạn đặt máy tính ở nơi có không khí lưu thông kém hoặc lỗ thông khí bị che khuất, thì nhiệt độ của laptop sẽ thoát ra được và gây ra hiện tượng nhiệt độ tăng cao hơn so với bình thường.
Cách khắc phục CPU bị nóng
Để đảm bảo tuổi thọ và tốc độ làm việc của máy tính để bàn, laptop, Trung tâm sửa máy tính Modun Computer khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp làm giảm nhiệt độ của CPU sau đây:
∴ Đóng các chương trình không sử dụng: Hãy đóng các chương trình mà bạn không sử dụng và ứng dụng chạy ngầm để giảm tải cho CPU. Chúng ta thường có thói quen mở nhiều tab, của sổ lúc sử dụng máy tính, và điều đó sẽ làm CPU nóng nhanh hơn. Chính vì vậy, nếu không cần thiết, bạn nên tắt bớt để đảm bảo tốc độ hoạt động của máy tính.
∴ Vệ sinh máy tính và hệ thống tản nhiệt: như bạn đã biết, một trong những nguyên nhân là CPU nóng lên là do bụi bẩn. Hãy kiểm tra và vệ sinh máy tính cũng như hệ thống tản nhiệt theo định kì tối thiểu 1 năm 1 lần.
∴ Thay keo tản nhiệt: Qua thời gian sử dụng, chắc chắn keo tản nhiệt sẽ bị khô là không còn khả năng dẫn nhiệt cho CPU nữa. Bên cạnh việc phải tra keo tản nhiệt theo định kỳ (6 -12 tháng/lần), bạn cũng cần tìm loại keo có chức năng tản nhiệt tốt để đặt được hiệu quả tối ưu.
∴ Kiểm tra nguồn điện: Nguồn điện cung cấp không đủ sẽ làm CPU nóng lên nhanh hơn. Hãy kiểm tra xem nguồn điện cung cấp cho máy tính ổn định hay không nhé.
∴ Đặt máy tính ở nơi thoáng mát: Ngoài những yếu tố bên trong máy, thì việc tạo một môi trường thoáng mát cho máy tính cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp làm mát CPU. Bạn nên đặt máy tính ở nơi có không khí lưu thông tốt và tránh bị che khuất bởi các vật dụng khác. Đối với laptop, bạn nên hạn chế việc đặt chúng trên gối, nệm, túi chống sốc,… khi máy đang hoạt động. Vì những vật dụng này giữ nhiệt tốt nên sẽ làm laptop của bạn không thể thoát nhiệt nhanh được. Lời khuyên là bạn nên sử dụng thêm đến tản nhiệt, giá đỡ laptop để bổ trợ thêm cho quá trình thoát nhiệt của máy.
∴ Nâng cấp hệ thống tản nhiệt: Nếu bạn thường xuyên sử dụng máy tính để chơi game hoặc chỉnh sửa video, hình ảnh hoặc chạy các phần mềm nặng, bạn có thể nâng cấp hệ thống tản nhiệt để cải thiện khả năng tản nhiệt cho CPU.
Lưu ý: Việc tháo máy tính để vệ sinh cần phải có chuyên môn về kỹ thuật máy tính và dụng cụ chuyên, nếu không sẽ gây ra một số hư hỏng cho máy hư (đặc biệt là main). Nếu bạn không chắc chắn về cách khắc phục CPU bị nóng, hãy liên hệ với thợ sửa máy tính để được hỗ trợ.
Trên đây là tất tần tật về hiện tượng nóng lên của CPU, bạn có thể tìm hiểu và thực hiện các biện pháp để làm giảm nhiệt độ và giữ cho CPU của mình hoạt động mát mẻ và ổn định. Để biết thêm chi thông tin chi tiết khác, hãy liên hệ với dịch vụ sửa máy tính tận nơi của chúng tôi qua hotline 0939 80 82 80 – 0967 728 708 để được hỗ trợ.